Hoàng Công Tiến
Hoàng Công Tiến ti***@gmail.com
Câu hỏi: Xin hỏi Quý công ty tại sao phải dùng sơn lót ạ?

Thực chất chúng ta không bắt buộc phải dùng sơn lót trong quá trình thi công. Tuy nhiên, việc không sử dụng lớp sơn lót thường ít gây tác hại ngay lúc đó nhưng về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của lớp sơn phủ.

Nếu bạn không sử dụng sơn lót, bạn sẽ phải dùng nhiều sơn phủ hơn vì sơn phủ sẽ bị hút vào lớp bột trét nhiều hơn, dẫn đến màu sơn sau khi hoàn thiện có thể đậm màu hơn so với bức tường có dùng sơn lót. Trong khi đó giá thành sản phẩm sơn lót kiềm tuy cao hơn nhưng sơn lót lại có độ phủ lớn hơn, không cần phải dùng nhiều sơn lót để thi công nên chắc chắn kinh tế hơn sơn phủ. Bên cạnh đó, nhiều người cũng hay dùng sơn phủ trắng bình thường để thay cho lớp sơn lót, nhưng lớp sơn này thực chất không có các tính năng của sơn lót dẫn đến màu sơn bị loang lỗ, bị bong tróc hay bề mặt sơn không phẳng đẹp…

Vì vậy mà sơn lót là lớp rất quan trọng, không thể thiếu trong thi công sơn nhà, ngoài những lí do trên còn có các tác dụng hữu ích sau:

Sơn lót giúp nâng cao bề mặt sơn bằng việc che giấu những vết bẩn không đồng màu. Sơn lót còn bảo vệ lớp sơn mới, lớp ngoài đều hơn và tạo độ sáng bóng nhẵn hơn, chính vì thế làm cho màng sơn đẹp hơn. Ngoài ra, sơn lót còn tăng độ bám dính chắc và chống lại việc chảy xệ. Sơn lót còn có khả năng tăng độ bền cho sơn bằng cách bảo vệ lớp sơn phủ không bị các phản ứng hóa học xảy ra từ bên trong như kiềm, thấm, ăn mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị hiện tượng biến đổi màu do kiềm hóa (có trong vôi, xi măng…), bị ố vàng, bong tróc hay bị gỉ sét.

Nguyễn Quang Sơn
Nguyễn Quang Sơn qu***@gmail.com
Câu hỏi: Xin hỏi xử lý bề mặt trước khi sơn để đảm bảo tốt nhất

Xử lý bề mặt trước khi sơn là bước quan trọng không kém vì xử lý càng tốt thì chất lượng màng sơn, tuổi thọ màng, giá thành đầu tư sẽ hiệu quả hơn.

Đối với bề mặt mới:

Xử lý bề mặt tường mới trước khi thi công bột trét tườngXử lý bề mặt tường mới trước khi thi công bột trét tường

– Bề mặt tường mới phải đảm bảo quá trình đóng cứng, để tối thiểu 7 ngày mới trét bột.

– Bề mặt phải được làm sạch trước khi trét: loại bỏ các vữa thừa trên bề mặt, các chất bụi bẩn hay các tạp chất khác cũng đều phải được loại bỏ.

– Phải bảo đảm bề mặt không bẩn, không bị phấn hoá hay dính các tạp chất khác.

– Dùng chổi cỏ quét sạch bề mặt. Nếu bề mặt bị bụi phấn nhiều có thể dùng khăn ướt lau sạch bề mặt hay dùng ru lô nhúng nước lăn lên, để khô rồi tiến hành sơn.

Đối với bề mặt cũ:

Xử lý bề mặt tường cũ trước khi thi công bột trét tườngXử lý bề mặt tường cũ trước khi thi công bột trét tường

– Bề mặt quét vôi

+ Dùng bàn chải sắt và bàn sủi chà hoặc phun nước áp lực cao để sạch lớp vôi trên bề mặt.

+ Dùng nước hay chổi làm sạch bề mặt còn bám bụi sau khi chà.

– Nếu bề mặt bị nấm mốc thì dùng dung dịch chống mốc để quét lên bề mặt. Để khô rồi trét bột lên. Chà nhám cho phẳng và làm sạch bề mặt trước khi tiến hành sơn.

Đối với bề mặt đã sơn:

Xử lý bề mặt tường đã sơn trước khi thi công bột trét tườngXử lý bề mặt tường đã sơn trước khi thi công bột trét tường

– Nếu bề mặt cũ còn tốt, lớp sơn cũ còn tốt không bị bong tróc: Chà nhám sơ trên bề mặt để làm sạch các vết bẩn trên bề mặt. Làm sạch bề mặt sau khi chà nhám và có thể tiến hành sơn.

– Nếu lớp sơn cũ không còn tốt, bị bong tróc hay phấn hoá. Loại bỏ các lớp tróc của sơn cũ. Chà toàn bộ bề mặt kể cả phần còn bám chắc.

– Phần bị bong tróc, phấn hoá: Dùng bàn sủi và bàn chải sắt để chà sạch lớp bong tróc. Dùng giấy nhám chà cho phẳng bề mặt. Thổi sạch bằng khí. Lấy khăn ướt lau sạch. Để khô trước khi sơn

– Nếu bề mặt bị tróc cả bột và sơn thì cần phải sủi hết lớp bột bị tróc sau đó trét mastic lại.

– Phần bị nấm mốc.

+ Dùng dung dịch tẩy chlorine để chà rửa phần nấm mốc

+ Dùng bàn chải nylon cứng để chà rồi rửa sạch bằng nước.

+ Để khô trước khi sơn.

+ Trong khi thực hiện công việc này phải đeo kính bảo vệ mắt, đeo khẩu trang và đeo găng tay cao su.

Bạn cần tư vấn?

Đặt câu hỏi cho chúng tôi!